Sử dụng khí đồng hành ở Việt Nam Khí_đồng_hành

Việt Nam, dầu thô được khai thác ở quy mô công nghiệp từ năm 1986 nhưng khí đồng hành vẫn bị đốt bỏ ngay tại mỏ cho đến năm 1997. Hình ảnh những ngọn lửa rực sáng trên các giàn khoan trong đêm đã một thời là hình ảnh nổi tiếng và có phần tự hào về nền công nghiệp dầu khí non trẻ của Việt Nam. Việc xử lý khí đồng hành với khối lượng lớn cần lượng máy móc đồ sộ mà điều kiện khai thác trên biển không cho phép thực hiện. Giải pháp triệt để là lắp đặt đường ống và đưa số khí đó vào bờ. Năm 1997, hệ thống xử lý đồng hành của Việt Nam bắt đầu vận hành, hàng năm đưa khoảng 1 tỷ m³ vào bờ, cung cấp khí hóa lỏng, dung môi pha xăng (condensate), khí tự nhiên cho các nhà máy điện[5], v.v... Ngày nay, khí đồng hành là nguyên liệu chủ yếu sản xuất khí hóa lỏng và dung môi pha xăng; là một phần nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy phân đạm Phú Mỹ, và nhiên liệu cho các nhà máy điện dùng turbine khí.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khí_đồng_hành http://www.nigerianoil-gas.com/naturalgas/index.ht... http://www.offshore-technology.com/glossary/associ... http://www.technologycentre.org/upload_files/Gas%2... http://www.dundee.ac.uk/cepmlp/car/html/car8_artic... http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?Artic... https://web.archive.org/web/20061103041137/http://... https://web.archive.org/web/20070314004224/http://... https://web.archive.org/web/20070927211526/http://... https://web.archive.org/web/20070929133529/http://...